Bên cạnh việc chuẩn bị đồ ăn thức uống ngày Tết thì việc trang trí tân trang lại nhà cửa là một trong những phần không thể thiếu. Bạn chỉ cần làm một vài thao tác đơn giản để trang trí nhà của sẽ giúp cho không gian sống của bạn tràn ngập không khí Tết, để đón một năm mới an lành, thịnh vượng, phúc lộc dồi dào.
Thường người Việt ta hay có quan niệm, năm mới tết đến mọi thứ trong gia đình đều phải mới mẻ, đầy đủ thì cả năm mới được sung túc, an khang. Trong đó việc tân trang lại nhà cửa là cực kỳ quan trọng, dù công việc có bận rộn đến đâu đi nữa cũng không thể bỏ quan công đoạn này.
Bí Quyết Hay Giúp Gia Đình Đón Tết Sung Túc An Khang
Trang Trí Phòng Khách Đón Tết
Trong bố cục ngôi nhà, phòng khách có vị trí quan trọng bởi đó là nơi tập trung vượng khí. Đây cũng là không gian đáng quan tâm nhất trong những ngày lễ Tết, sum họp gia đình.
Cần lưu ý ghế trong phòng không nên bố trí quay lưng ra hướng cửa chính, mà ngược lại, nên đặt vị trí người ngồi hướng ra cửa để khách đến nhà cảm nhận được sự chào đón. Người ngồi ở vị trí này còn không bị giật mình khi có người đột ngột bước vào nhà.
Phòng khách nhất thiết phải tạo không khí thân mật, hòa thuận và đoàn kết. Hình tròn trong phong thủy tượng trưng cho sự hài hòa, thống nhất, cho nên khi trang trí bằng các vật dụng có kiểu dáng hình tròn sẽ có tác dụng hỗ trợ thêm hòa khí. Nếu bàn ghế không “tròn”, hãy cố gắng làm mềm những góc nhọn bằng cách trải khăn hay đặt chậu cây cảnh xung quanh.
Nên chọn bàn ghế có màu sắc tươi sáng, mang lại cảm giác dồi dào sinh khí cho năm mới. Bên cạnh đó, ghế ngồi nên có chỗ dựa lưng hoặc dạng ghế bành êm ái vì những kiểu ghế này mang lại tính che chở, nâng đỡ cho người ngồi. Tránh kê bàn ghế quá gần nhau để luồng khí có thể lưu thông dễ dàng.
Bố cục của phòng khách với cửa phòng nhìn về hướng đông là lý tưởng nhất. Những vật gia dụng to lớn nặng nề đặt ở phía nam, khoảng trống ở phía tây là hợp lý nhất.
Bàn tiếp khách là nơi gia chủ hàn huyên với khách đến nhà chúc Tết. Trên bàn khách không thể thiếu mứt – kẹo ngày Tết, bộ ấm trà, phong lì xì… Tiếp theo là tường và các góc trang trí Tết cần được điểm thêm các chậu cúc, quất hoặc một góc quê nhà” nho nhỏ với các nông sản quen thuộc. Để tăng thêm vận khí, nên đặt cây cảnh để hỗ trợ cho vận thế của ngôi nhà, đặc biệt vào dịp Tết.
Xem thêm: THANH LÝ SOFA GIÁ RẺ
Giấy Dán Tường Hoặc Màu Sơn
Hãy thể hiện sự yêu thương trân trọng ngôi nhà của bạn bằng cách khoác cho nó những chiếc áo mới thật đơn giản với những lọ sơn. Hãy sơn màu sắc yêu thích, phù hợp với căn nhà lên những bức tường hoặc cánh cổng cũ. Những việc trang trí nhà cửa đơn giản như vậy cũng sẽ làm ngôi nhà của bạn trông mới mẻ và tươi sáng hơn gấp nhiều lần.
Năm mới nên thay đổi màu sơn tường theo chủ đề, cá tính hoặc màu hợp với mạng chủ nhà. Giấy dán tường cần chọn một mảng tường chủ đạo trong ngôi nhà để trang trí mẫu giấy dán tường phù hợp, ưu tiên các gam màu ấm nóng, ngôi nhà sẽ tràn ngập không khí xuân.
Năm mới nên thay đổi màu sơn tường theo chủ đề, cá tính hoặc màu hợp với mạng chủ nhà. Giấy dán tường cần chọn một mảng tường chủ đạo trong ngôi nhà để trang trí mẫu giấy dán tường phù hợp, ưu tiên các gam màu ấm nóng, ngôi nhà sẽ tràn ngập không khí xuân.
Vệ Sinh Dọn Dẹp Nhà Cửa Đón Tết
Vệ sinh nhà cửa cũng chính là một phần quan trọng của công việc trang trí nhà cửa. Việc này với ý nghĩa gạt bỏ đi những cái cũ, mang lại may mắn cho gia đình vào năm mới. Bạn hãy dọn dẹp lại nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc trong căn nhà cho ngay ngắn, chỉnh chu. Những việc cụ thể như: lau chùi lại salon, bộ bàn ghế, lựa chọn bộ cốc chén mới, sắp xếp gọn gàng lại giá để đồ, chén, bát đũa, vệ sinh bếp thật sạch sẽ và các dụng cụ nấu nướng, mua ga trải giường mới.
Tạo Những Điểm Nhấn Khác Lạ Trong Phòng
Dấu ấn Tết cổ truyền ở ngôi nhà Việt Nam là cách bố trí thật gần gũi, ấm cúng, đậm bản sắc Việt được thể hiện từ ngoài cổng, sân, đến phòng khách và gian bếp.
Chơi câu đối trong ngày Tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Câu đối đỏ được treo hoặc dán trang trọng ngay cổng ra vào của ngôi nhà với ý nghĩa mừng năm mới, chúc tặng người thân, mong một cái Tết an lành, phú quý.
Những điểm nhấn khác lạ để trang trí nhà cửa nhiều khi chỉ là những chiếc lẵng hoa nhỏ treo ở góc nhà, cầu thang, những lọ hoa ly, hoa hồng,..đầy màu sắc bên bàn ăn, phòng khách hay những khung ảnh chụp lại khoảnh khắc đáng yêu của gia đình, hoặc một hệ thống đèn nháy tự thiết kế đầy sáng tạo.
Những điểm nhấn khác lạ để trang trí nhà cửa nhiều khi chỉ là những chiếc lẵng hoa nhỏ treo ở góc nhà, cầu thang, những lọ hoa ly, hoa hồng,..đầy màu sắc bên bàn ăn, phòng khách hay những khung ảnh chụp lại khoảnh khắc đáng yêu của gia đình, hoặc một hệ thống đèn nháy tự thiết kế đầy sáng tạo.
Trang Trí Nhà Bếp Phù Hợp
Để căn nhà trở nên sang trọng trong ngày tết chúng ta có thể thay thế những bộ chén đĩa mới, khăn chải bàn mới, và trang trí thêm vài bình hoa tươi cho nhà bếp thêm sức sống và sinh động.
Nên chọn đồ trang trí màu tươi sáng như: đỏ, hồng, vàng, xanh, cam. Ngoài ra, bạn có thể sơn lại nhà bếp bằng màu trắng cho nhà bếp vì đây là màu rất được các chuyên gia và bà nội trợ yêu thích, nó vừa tinh tế, sang trọng, sạch sẽ lại rất dễ trang trí. Nhưng để tránh cảm giác nhàm chán, chúng ta có thể phối màu trắng của nhà bếp với gam màu ấm áp của sàn gỗ, hay màu sắc tươi mới của hoa, quả, điều này sẽ khiến cho góc nấu ăn trở nên sinh động hơn hẳn.
Xem thêm: THANH LÝ BÀN ĂN GIÁ RẺ
Trang Trí Phòng Ngủ
Sau phòng khách thì trang trí phòng ngủ cũng hết sức quan trọng. Theo phong thủy điều bạn cần làm là tăng cảm giác ấm áp cho một căn phòng vào ngày Tết, nhằm mang lại năng lượng và cân bằng cho cuộc sống.
Do dó, bạn nên chọn các màu nóng như vàng đậm, cam, đỏ để sử dụng trang trí phòng ngủ. Nhưng theo hưng thịnh, màu cam là hợp lý nhất vì nó mang cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và gần gũi cho mọi thành viên trong gia đình.
Xem thêm: THANH LÝ GIƯỜNG GIÁ RẺ
Bài Trí Bàn Thờ Theo Bát Quái
Bàn thờ là nơi tâm linh và phong thủy nên được chăm chút thật kỹ lưỡng. Hoa tươi và ngũ quả được bày thật công phu cho lễ cúng giao thừa. Ngoài ra, trên bàn thờ có thể cắm thêm cành vàng lá ngọc tượng trưng cho phú quý.
Luật Bát Quái thể hiện tính thứ bậc, thể hiện chữ lễ, trước sau, lý tính trong tâm thức con người Á Đông vì trong Bát Quái, Âm Dương phát triển từ Vô Cực đến Thái Cực đến Lưỡng Nghi đến Tứ Tượng đến Bát Quái và sinh ra 64 quẻ, 384 hào.
Bàn thờ tổ tiên bố trí theo Bát Quái sẽ có bộ đèn lớn bày ở giữa (ngày nay nhiều nhà thay bằng điện) chính là Thái Cực (tỏa ánh sáng), 2 đèn nhỏ (hoặc hai cây nến) hai bên chính là Lưỡng Nghi, trái dưa hấu, mâm Ngũ Quả và 2 bình bông phân ra thành Tứ Tượng, bát hương ở giữa là Bát Quái.
Hoa Và Cây Cảnh
Khi cắm hoa ngày Tết (dù bày phòng khách trên bàn thờ) theo đúng phong thủy thì nên cắm nhiều loại hoa và hoa nhiều màu sắc. Lọ hoa ngày Tết nên hạn chế màu trắng vì màu trắng có tính âm. Nên tăng cường các màu có tính dương như xanh, vàng, đỏ. Hầu hết người ta thường cắm hoa theo ba tầng thấp, vừa và cao, nhằm thể hiện theo nguyên lý Tam tài. Cắm bông nhỏ, bông to như một sự cân bằng âm dương.
Mai, Đào là những loại cây không thể thiếu trong gia đình vào ngày Tết nên hãy cùng người thân trong gia đình bạn trang trí lên đó những phong bao lì xì, những hình ngộ nghĩnh, đáng yêu. Đó là một phần quan trọng mang đến không khí ngày Tết và là một cách trang trí nhà cửa dành cho bạn.
Mâm Ngũ Quả
Mâm ngũ quả có nguồn gốc xuất phát từ triết lý Ngũ Hành. Người ta tìm kiếm 5 loại trái cây ngon nhất, những tinh túy của bốn phương đem cúng cho tổ tiên để mong sự hanh thông.
Trên mâm ngũ quả nên bày nhiều màu sắc dương (xanh, đỏ, vàng). Các màu âm (trắng, đen, xám, nâu) không được nổi trội. Những trái măng cụt, hồng xiêm, lê, nho, chỉ nên là chấm phá.
Các mâm ngũ quả ngày Tết cũng có sự khác nhau tùy văn hóa vùng miền. Mâm ngũ quả của người miền Bắc và miền Trung luôn có nải chuối giống cánh tay phúc hậu như tay Phật nâng đỡ tất cả những cái khác bên trên. Nải chuối màu xanh cũng là màu dương. Bên cạnh đó, một quả không thể thiếu nữa là quả bưởi. Quả chuối và quả bưởi đều tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Với những người sùng đạo thì có thể thay bưởi bằng phật thủ.
Còn mâm ngũ quả của người miền Nam thường là một cách đọc chệch tên của các loại quả như: Cầu (mãng cầu) xài (xoài) vừa (dừa) đủ (đu đủ) no (nho), hay Cầu xài vừa đủ sung (sung). Dân miền Nam không thích các quả như: Chuối (bởi nói chệch thành chúi).
Nếu quý khách hàng muốn sở hữu cho mình những mẫu món đồ nội thất với giá rẻ chất lượng tốt hãy liên hệ ngay Thu Mua Bàn Ghế Cũ Hải Đăng theo địa chỉ: B15/21 – QL50 – Bình Hưng – Bình Chánh – TPHCM.
Mua Của Người Chán – Bán Cho Người Cần
HOTLINE: 0868.920.921
WEBSITE: thumuabanghe.net
HOTLINE: 0868.920.921
WEBSITE: thumuabanghe.net